Thành phố Hồ Chí Minh đã chọn quy hoạch TP. Thủ Đức thành khu đô thị sáng tạo phía Đông có chức năng trọng điểm về tài chính, khoa học, giáo dục,… Vì thế, việc đầu tư mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối quy mô lớn với khu trung tâm, liên kết vùng là điều cực kỳ quan trọng.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư (đặc biệt là các NĐT đầu tư theo sóng hạ tầng khu Đông TpHCM), cho rằng chính vì những cơ hội to lớn này, khu Đông vẫn còn nhiều dư địa phát triển và có nhiều yếu tố kích cầu thị trường bất động sản đi lên.
Vậy bạn đã nắm hết các quy hoạch hạ tầng ở khu Đông chưa, cùng Seenee đọc và điểm lại tất cả nhé!
Một số hạ tầng khu Đông đang hiện hữu
Trong những năm gần đây TP HCM đã đẩy mạnh triển khai hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quan trọng mang tính kết nối. Nhằm cụ thể hóa ý tưởng biến khu Đông Sài Gòn (bao gồm Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức) trở thành khu đô thị sáng tạo trong tương lai.

Bên cạnh những công trình giao thông vừa và nhỏ, có thể điểm qua các dự án hạ tầng làm thay đổi diện mạo khu Đông đã đi vào hoạt động như:
Đại lộ Mai Chí Thọ, hầm Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm 2, cầu Sài Gòn 2, đường Phạm Văn Đồng, tuyến cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường Vành đai 2 (từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội, nút giao thông ngã tư Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng); cầu Thời Đại bắc qua Đảo Kim Cương, nút giao tại vòng xoay Mỹ Thủy…
8 công trình hạ tầng khu Đông TP HCM mới và sắp hiện hữu
Sắp tới, vẫn còn rất nhiều hạ tầng trọng điểm sẽ được triển khai và đi vào hoạt động như: Tuyến Metro, nút giao An Phú, cầu Thủ Thiêm 3 và 4, vòng xoay Mỹ Thuỷ, cầu Cát Lái, vành đai 2 và 3, cao tốc HCM – Long Thành – Giầu Dây,…
Hãy để seenee cập nhật thông tin cho bạn ngay sau đây:
1. Tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên
Đầu tiên phải kể đến là tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Với tổng chiều dài 19,7km với đoạn đi ngầm dài 2,6 km đi trên cao 17,1 km qua 14 ga.
Được khởi công từ năm 2012 với tổng vốn đầu tư hơn 43.00 tỉ. Nhiều gói thầu đang dần về đích sau nhiều năm trì trệ, dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành cuối năm 2023. Mặc dù tuyến Metro chưa đi vào hoạt động chính thức nhưng từ rất sớm, các dự án cao cấp đã mọc bủa vây xung quanh để đón đầu.

Nhìn lại bức tranh của tuyến Metro bên Singapore, mỗi cung đường tàu đi qua, giá BĐS hai bên đường đều cực kỳ tốt, tại các trạm dừng chân đều có Food Court hoành tráng. Điển hình là CĐT Capital Land ở Singapore có rất nhiều tòa cao tầng, trung tâm thương mại hoành tráng chuyên đặt vị trí ngay tại trạm ga Metro.
Ngoài ra, nhu cầu ở hay cho thuê để đi lại gần trạm dừng chân là cực kỳ lớn. Cho nên trong tương lai, các dự án ở các khu vực này sẽ cực kỳ tiềm năng, đặc biệt là những dự án nằm sát bên trạm. Có thể kể đến như The Vista, Masteri An Phú, Gateway, Estella height, Nassim, Lumiere Riverside, …
2. Nút giao An Phú
Chuyển hướng xuống hướng Mai Chí Thọ sẽ gặp ngay Hạ tầng thứ 2, được rất nhiều cư dân mong đợi đó là nút giao An Phú. Đây là dự án giải tỏa vấn nạn ách tắc giao thông vốn đã gây ra nhiều ức chế lâu nay.
Dự án thiết kế gồm có 3 tầng đó là: Hầm chui xuất phát từ đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây kết nối với đường Mai Chí Thọ và ngược lại. Hầm chui chạy từ hướng đường cao tốc đến đường Lương Định Của, sau đó sẽ tiếp tục tới hai cây cầu vượt là: Cầu vượt xuất phát từ đường Lương Định Của đến đường cao tốc. Cầu vượt xuất phát từ ngã ba Cát Lái – Mai Chí Thọ đi cao tốc.

Cuối cùng, dự kiến xây dựng tuyến đường nhanh tại địa điểm dưới cầu Mương Kênh, qua đó kết nối làn xe ôtô với đường cao tốc. Song song đó, xây dựng cầu Bà Dạt sao cho phù hợp với mặt cắt của các nhánh trong nút giao. Hiện dự án này sắp được khởi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.
3. Cầu Thủ Thiêm 3 & 4
Cầu Thủ Thiêm 3
Từ nút giao An Phú di chuyển Mai Chí Thọ hướng về Hầm Thủ Thiêm, vị trí bên trái Hầm Thủ Thiêm tương lai sẽ xuất hiện thêm 1 cây cầu mới bắc qua sông Sai Gòn đó chính là Cầu Thủ Thiêm 3.

Cầu Thủ Thiêm 3 là một trong những công trình giao thông trọng điểm, cùng với cầu Thủ Thiêm 1, 2 và 4 đây được xem là biểu tượng của thành phố trong tương lai. Cho đến nay thì cầu Thủ Thiêm 1 và 2 đã đưa vào hoạt động cùng với hầm Thủ Thiêm. Cầu Thủ Thiêm 3 trong quá trình hoàn thiện dự án.
Cầu Thủ Thiêm 3 sau khi tiến hành thi công sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cả về giao thông như:
- Sự kết nối giao thông giữa Quận 2 và Quận 4 sẽ được rút ngắn.
- Thời gian Quận 4 đi về quận Thủ Đức, Quận 9 sẽ tiết kiệm được một nửa. với tuyến đường từ Tôn Đản nối Nguyễn Tất Thành tới đường
- Tôn Thất Thuyết và qua cầu Thủ Thiêm 3, thời gian di chuyển chưa tới 30 phút.
- Quận 9, Quận 2, quận Thủ Đức muốn vào trung tâm thành phố cũng tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi đi qua cầu Thủ Thiêm 3.
Cầu Thủ Thiêm 4
Cầu Thủ Thiêm 4 (cây cầu chiến lược kết nối Thủ Thiêm với Quận 7) là công trình theo thiết kế có điểm đầu từ đoạn trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh, đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát nối vào đường Lưu Trọng Lư (quận 7).


Cầu tiếp tục cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn nối Khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4 (Trục Đường Nguyễn Cơ Thạch).
4. Nút giao tại vòng xoay Mỹ Thủy
Từ khu vực Thủ Thiêm chạy ngược về phía phà Cát Lái sẽ gặp ngay dự án nút giao thông Mỹ Thủy. Đây là dự án giao thông trọng điểm của TP.HCM với tổng số vốn gần 2.400 tỷ đồng.
Một khi dự án này được hoàn thiện sẽ giải quyết các vấn đề ùn tắc giao thông, đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hàng hóa vào cảng Cát Lái và kết nối với đường Vành đai 2 từ cầu Phú Mỹ lên đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Đồng thời, dự án này cũng góp phần tăng cường an toàn giao thông trên tuyến, từng bước đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông và hoàn chỉnh quy hoạch tại khu vực này.
5. Cầu Cát lái
Dừng chân ngay phà Cát Lái, phải kể đến một công trình quan trọng khác được đánh giá sẽ góp phần rất lớn trong việc kết nối liên vùng đó là Cầu Cát Lái nối Quận 2 (Tp.HCM) và Huyện Nhơn Trạch.

Sở Giao thông vận tải của TP. HCM và tỉnh Đồng Nai đã đồng ý phương án xây dựng cầu Cát Lái quy mô 6 làn xe. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 7.200 tỷ đồng.
Ở đầu TP. HCM, cầu Cát Lái sẽ kết nối vào đường Vành đai 2 – TP. HCM, đầu Đồng Nai sẽ được kết nối đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch). Cầu Cát Lái hoàn thành thì từ Nhơn Trạch qua thành phố Thủ Đức chỉ còn 5-7 phút chạy xe máy.

Với cầu cát Lái, khoảng cách khu đô thị phía đông của TP.HCM đi Bà Rịa – Vũng Tàu và các huyện Long thành, Nhơn Trạch của Đồng Nai sẽ rút ngắn lại. Đặc biệt, khi dự án sân bay Long Thành đi vào hoạt động, tuyến thông thương này mở ra cơ hội rất lớn để phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại cho TP.HCM, nhất là các quận phía Đông.
6. Tuyến vành đai 2 và vành đai 3
Vành đai 2
Vành đai 2 (hạ tầng khu Đông gần như đã hoàn thiện và sắp đi vào hoạt động) bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) qua cầu Phú Mỹ (quận 7), tiếp tục ra ngã tư Bình Thái nối vào nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức), điểm cuối ra quốc lộ 1 rồi chạy vòng về Nguyễn Văn Linh tạo thành đường vòng quanh TP HCM.
Dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với quy hoạch giao thông khu Đông TP. HCM. Theo tính toán, sẽ hạn chế được một lượng lớn phương tiện vận tải đi vào trung tâm thành phố. Qua đó, sẽ giảm thiểu được tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông do xe container, tải trọng lớn gây ra.
Ngoài ra, khi được khép kín, Vành đai 2 còn giúp kết nối cảng biển và các tuyến giao thông quan trọng khác như xa lộ Hà Nội, Phạm Văn Đồng, cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, quốc lộ 1, 13…
Công trình đầu tư theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao), tổng vốn hơn 2.700 tỷ đồng. Vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng và quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư khiến dự án dừng từ tháng 3/2020 đến nay, khi đạt khoảng 44% khối lượng.
Được quy hoạch cách đây 15 năm, tổng chiều dài hơn 64 km, đến nay còn 14 km chưa khép kín, chia làm 4 đoạn. Trong đó, chỉ đoạn 3 dài 2,7 km từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức) triển khai từ năm 2017, nhưng đang dang dở.
Vành đai 3
Sau vành đai 2 là công trình có lẽ chiếm sóng thông tin nhiều nhất của thị trường bất động sản khu Đông thời gian qua đó chính là tuyến giao thông liên tỉnh vành đai 3.
Sau khi hoàn thành, tuyến vành đai 3 sẽ kết nối TP.HCM với 3 tỉnh lân cận, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông xương sống và thúc đẩy giao thương kinh tế vùng.
Sau 11 năm quy hoạch, 16 km đầu tiên thuộc đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn trên địa bàn Bình Dương triển khai. Song, 10 năm kể từ 2011 dự án vẫn chưa thể triển khai thêm đoạn nào vì thiếu mặt bằng và phát sinh chi phí đầu tư.
Trong bối cảnh các tuyến đường nội đô trung tâm nối TP.HCM và địa phương lân cận chịu áp lực giao thông gây tắc nghẽn cục bộ, Chính phủ nhìn nhận không thể trì hoãn đầu tư xây dựng đường vành đai 3 thêm nữa. Từ 55.805 tỷ đồng được phê duyệt trước đó, tổng vốn đầu tư dự án nay đã tăng lên hơn 75.300 tỷ đồng và chính thức được Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết 57 về chủ trương đầu tư hồi tháng 6 năm nay.
8. Cao tốc HCM – Long Thành – Dầu Giây
Khi nói về các hạ tầng khu Đông (liên kết liên tỉnh), không thể không nhắc tới trục giao thông chiến lược như cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Đây là đường cao tốc nối TP.HCM với tỉnh Đồng Nai với điểm đầu tuyến là nút giao thông An Phú (quận 2) điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai ). Hiện đoạn đường này đã đưa vào sử dụng với quy mô 4 làn xe trên tổng chiều dài 55,7 km.
Từ khi đưa vào khai thác, tuyến đường cao tốc này đã đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông cho vùng Đông Nam bộ, đặc biệt là giữa TP.HCM và Đồng Nai. Tuy nhiên, từ đó đến nay, lượng xe lưu thông liên tục tăng dẫn đến tình trạng quá tải.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ông Cao Tiến Dũng đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm chỉ đạo giải quyết dự án Mở rộng đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây thành 8 – 10 làn xe để phục vụ sân bay Long Thành sắp tới khi đi vào hoạt động.
Kết luận
Thị trường BĐS đầu năm 2019 đến nay, cho dù trong những tháng thị trường “đứng bánh” do đại dịch Covid-19, nhiều khu vực tại khu Đông không ngừng tăng giá mạnh.
Theo lý giải của giới đầu tư, việc giá đất tại khu Đông ngày càng tăng là điều dễ hiểu, trong đó lý do chính là sự phát triển của hạ tầng giao thông, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ các quận của khu Đông vào trung tâm thành phố.
Mong rằng những thông tin về hạ tầng khu Đông mà Seenee mới cập nhật thông tin sẽ giúp bạn định hình được kế hoạch đón sóng hạ tầng trong thời gian sắp tới. Chúc bạn sức khoẻ và thành công! Và đừng quên theo dõi Seenee ngay để theo dõi những thông tin BĐS nóng hổi tiếp theo nhé!