Trước tình trạng dòng vốn trên thị trường bất động sản đang có dấu hiệu tăng nóng, thì thời gian qua chính phủ cũng đã có những chỉ đạo sát sao về việc kiểm soát dòng vốn đổ về lĩnh vực này từ kênh tín dụng và trái phiếu.
Đây quả thực là một tình trạng đáng buồn đang xảy ra trên thị trường BĐS những ngày qua, khi có vô số người mua than thở về tình trạng “Siết Room Tín Dụng”. Vậy room tín dụng là gì? Và việc kiểm soát dòng vốn tác động như thế nào đến thị trường BĐS? Hãy cùng Seenee tìm câu trả lời dưới đây nhé.
Room tín dụng là gì? Room ngân hàng là gì?
Có thể hiểu đơn giản room tín dụng chính là giới hạn (hay còn gọi là hạn mức) cho vay của một ngân hàng. Tuỳ thuộc vào sức khoẻ tài chính, cũng như như hiệu quả quản lý tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng đó, mà ngân hàng nhà nước sẽ phân phối một tỷ lệ room tín dụng phù hợp.
Thông thường ngân hàng nhà nước sẽ áp room tín dụng cho từng ngân hàng thương mại để có thể quản lý và quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại liên quan đến việc cấp tín dụng. Tránh việc ngân hàng thương mại có quá ít vốn nhưng lại cho khách hàng vay quá nhiều.
Hết room tín dụng là gì? Ngân hàng hết room là gì?
Hết room tín dụng là trường hợp ngân hàng đã cho nhiều khách hàng vay và không thể tiếp tục cho vay được nữa. Điển hình chính là sau đại dịch Covid 19, nhu cầu tín dụng đang tăng nóng. Tuy nhiên điều đó cũng khiến nhiều ngân hàng cạn room tín dụng. Cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu vay nhưng ngân hàng không thể giải ngân được.
Giờ bạn đã hiểu rõ về Room tín dụng và Hết room ngân hàng là gì, vậy còn Nới room ngân hàng là gì và Khi nào ngân hàng mở room tín dụng?
Nới room tín dụng là gì? Khi nào ngân hàng nới room tín dụng?
Chắc chắn khi hết room tín dụng ngân hàng sẽ không thể nào tiếp tục cho khách hàng vay nữa. Lúc này, họ có thể yêu cầu ngân hàng nhà nước “nới” room tín dụng. Và việc có nới hay không sẽ do ngân hàng nhà nước rà soát, kiểm tra và quyết định.
Tại sao lại “Siết room tín dụng”, hạn chế cho vay lĩnh vực BĐS?
Trên thực tế những khoản cho vay về lĩnh vực BĐS cũng là khoản cho vay mang lại lợi nhuận vô cùng lớn cho các ngân hàng. Tuy nhiên khi lợi nhuận mang lại càng lớn thì rủi ro mang lại cũng sẽ lớn. Đặc biệt là khi thị trường BĐS đang bộc lộ những yếu tố không mấy tích cực như: tỷ lệ đầu cơ cao, giá tăng chóng mặt,…
Theo số liệu thống kê của ngân hàng nhà nước, tổng tín dụng lĩnh vực BĐS tăng 14% cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái chỉ tăng 8,2%. Do giai đoạn 2021, covid làm tê liệt hoàn toàn các hoạt động sản xuất. Chính vì thế, BĐS là nơi trú ngụ an toàn của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên việc cho vay quá nhiều vào một lĩnh vực có rủi ro như BĐS thay vì cho vay bên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh là một điều ngân hàng nhà nước không hề mong muốn.
Đó là những lý do khiến ngân hàng hạn chế cho vay về lĩnh vực BĐS để đánh giá lại các khoản vay, độ rủi ro và hướng xử lý các khoản nợ. Nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống.
Việc “Siết room tín dụng” sẽ ảnh hưởng tới những ai?
Những ngày vừa qua thị trường đang xuất hiện rất nhiều từ khoá như “Không giải ngân được”, “Thẩm định chặt chẽ”, “Bất động sản đu đỉnh”, “Bất động sản bị chôn vốn”, “Bán tháo”, “Bán cắt lỗ”,…
Không chỉ các nhà đầu tư nhỏ, các công ty cũng phải thanh lọc nhân sự và thu hẹp quy mô. Đây là một trong những thách thức vô cùng lớn trên thị trường bất động sản.
Về phía chủ đầu tư thì đa số đều sử dụng vốn vay để chuẩn bị quỹ đất hay phát triển dự án, cho nên khi bị siết tín dụng dự án có thể bị đình trệ và thời gian chờ đợi là rất lâu.

Còn đối với các dự án bất động sản đã có quá trình chuẩn bị lâu dài, từ quỹ đất cho đến các sản phẩm bài bản thì chưa bị tác động trong ngắn hạn do thị trường đang thiếu nguồn cung.
Tuy nhiên, có một rủi ro tiềm ẩn đối với các chủ đầu tư hiện nay chính là tính thanh khoản của thị trường thứ cấp. Đa phần người mua là các cá nhân nhỏ lẻ đi vay, việc không đủ tài chính mà khi vay vốn gặp nhiều khó khăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng bán ra sơ cấp từ doanh nghiệp.

Những lưu ý khi bạn đang có ý định mua BĐS tại thời điểm này
Trên hết thì hiện nay việc siết room tín dụng giúp giảm tình trạng đầu cơ, và giá của bất động sản cũng chững lại hơn so với trước. Đây chính là cơ hội cho người mua để ở có thể mua được bất động sản với giá ổn định hơn, và là cơ hội để săn những bất động sản tốt.
Để mua được bất động sản tốt trong giai đoạn này chẳng khác gì việc “Đãi cát tìm vàng”. Và để tìm được vàng trong muôn vàn những rủi ro rình rập, nhà đầu tư cần nghiên cứu thật kỹ về năng lực và uy tín của chủ đầu tư, xem xét dòng vốn cũng như luôn chuẩn bị một dòng tiền mặt để dự phòng cho những trường hợp rủi ro. Đặc biệt cần phải nghiên cứu thật rõ ràng về tính minh bạch của dự án.
Hiện tại trên thị trường Việt Nam, các thông tin mà các nhà đầu tư được biết hầu như đều thông qua đội ngũ sale bất động sản. Tuy nhiên không phải sale nào cũng muốn cho nhà đầu tư biết những thông tin về nhược điểm của dự án.

Người mua nhà có thể tiếp cận đầy đủ những thông tin về điều kiện môi trường sống, an ninh, các vấn đề như giao thông và ngập lụt bên ngoài dự án, tiện ích trong và các khu vực lân cận của các dự án, giá cả, phương thức thanh toán và kể cả phong thuỷ để tránh được những rủi ro khi đầu tư.
Thay vì bạn phải tự mình tìm kiếm ở rất nhiều nơi thì đội ngũ Seenee đã tổng hợp đầy đủ những thông tin trên, giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian cũng như có những góc nhìn đa chiều hơn.
Kết luận
Trên đây là chia sẻ, tổng hợp thông tin liên quan đến room tín dụng, cũng như khái niệm dễ hiểu nhất về room tín dụng là gì. Hy vọng những thông tin mà Seenee mang lại thông qua bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc vay vốn cũng như đầu tư trong tương lai.
Chúc bạn đọc sức khoẻ và thành công. Đừng quên theo dõi kênh Youtube Seenee để nắm được những thông tin mới và chất lượng nhất nhé.