Nếu bạn đã từng ở hoặc ghé thăm chung cư của bạn bè, người thân thì chắc hẳn đã từng nghe nói tới ban quản lý chung cư. Đây là tổ chức có vai trò quan trọng trong việc quản lý vận hành, đảm bảo an ninh cũng như quyền lợi cho các cư dân sinh sống trong tòa nhà.

Vậy ban quản lý chung cư là gì? Vai trò, trách nhiệm của bộ phận này ra sao? Hãy cùng Seenee tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.

ban quản lý chung cư là gì

Ban quản lý chung cư là gì?

Ban quản lý chung cư thực chất chính là đơn vị quản lý và vận hành nhà chung cư, được ký hợp đồng với ban quản trị nhà chung cư để thực hiện nhiệm vụ quản lý và vận hành cho nhà chung cư đó.

Chủ đầu tư có thể trực tiếp quản lý vận hành nhà chung cư hoặc uỷ thác cho một đơn vị khác có đủ điều kiện khi chưa tổ chức được hội nghị nhà chung cư. Sau khi tổ chức được hội nghị nhà chung cư, ban quản trị nhà chung cư sẽ ký hợp đồng dịch vụ quản lý với chủ đầu tư hoặc đơn vị khác có đủ điều kiện.

Muốn thành lập ban quản lý chung cư cần điều kiện gì?

1. Đơn vị quản lý và vận hành nhà chung cư phải là tổ chức hoặc doanh nghiệp có chức năng, năng lực theo quy định của pháp luật về quản lý vận hành bất động sản cụ thể phải có tối thiểu các phòng và bộ phận chuyên môn nghiệp vụ bao gồm: Kỹ thuật; Bảo vệ, an ninh; Dịch vụ, lễ tân; Vệ sinh môi trường.

2. Các thành viên ban giám đốc, các cán bộ làm việc trong các phòng và bộ phận chuyên môn nghiệp vụ phải có trình độ chuyên môn tương ứng với vị trí công việc.

3. Muốn thành lập ban quản lý chung cư phải có giấy chứng nhận khoá đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ quản lý vận hành chung cư theo quy định của Bộ Xây dựng.

4. Giá dịch vụ quản lý và vận hành nhà chung cư phải công khai, minh bạch và căn cứ cụ thể vào từng nhà chung cư. Giá dịch vụ quản lý do hội nghị nhà chung cư quyết định. Tuy nhiên không bao gồm các chi phí dịch vụ phục vụ cho việc sử dụng riêng của người sử dụng nhà chung cư như:

  • Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung
  • Chi phí trông giữ xe
  • Chi phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng
  • Chi phí nước sinh hoạt
  • Chi phí truyền hình, thông tin liên lạc

Những bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của ban quản lý chung cư

Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ của ban quản lý chung cư bao gồm:

Bộ phận kỹ thuật: Là một phần không thể thiếu ở các tòa nhà chung cư. Bộ phận này sinh ra nhằm đảm bảo tất cả các hoạt động ở trong tòa nhà được diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn nhất.

Tất cả các hệ thống ở trong tòa nhà như: hệ thống điện, hệ thống nước, hệ thống PCCC… đều phải được đảm bảo luôn vận hành ổn định, trơn tru. Do đó, bộ phận kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong việc đem lại điều kiện, môi trường sống và làm việc an toàn ở mỗi tòa nhà.

bộ phận kỹ thuật

Bảo vệ, anh ninh: Trật tự xã hội khá phức tạp, đặc biệt là chung cư – nơi tập chung nhiều người từ nhiều nơi khác nhau đến sống cùng một khu. Vì vậy bộ phận bảo vệ, an ninh là nguồn lực quan trọng trong công tác duy trì, bảo vệ cho sự an toàn, an ninh của tòa nhà.

bảo vệ an ninh

Dịch vụ, lễ tân: Là bộ phận chăm sóc khách hàng và sẽ trực tiếp giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của các hộ dân trong chung cư, đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách.

bo phan le tan

Vệ sinh môi trường: Vấn đề vệ sinh là vấn đề hàng đầu được chủ đầu tư và cư dân quan tâm. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và mĩ quan. Hầu hết các các ban quản lý chung cư hiện nay đều duy trì đội ngũ làm vệ sinh chuyên nghiệp phục vụ cho tòa nhà. Điều này giúp khu chung cư luôn luôn sạch sẽ, đảm bảo không gian sống trong lành, tiết kiệm một số tiền không nhỏ cho chủ đầu tư.

bộ phận vệ sinh

Quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư

Quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được quy định tại Điều 42 Thông tư 02/2016/TT-BXD, cụ thể:

  • Thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của quy chế này và hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành đã ký với ban quản trị nhà chung cư hoặc người đại diện quản lý nhà chung cư (đối với nhà chung cư không phải thành lập ban quản trị); thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo hợp đồng bảo trì nếu có năng lực bảo trì.
  • Ký kết hợp đồng phụ với các đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc quản lý vận hành nhà chung cư (nếu có); giám sát việc cung cấp các dịch vụ của các đơn vị này.
  • Thông báo bằng văn bản về việc thu, nộp các khoản kinh phí có liên quan; thông báo các yêu cầu, nội dung cần chú ý cho người sử dụng nhà chung cư trong trường hợp xảy ra các tình huống đột xuất như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn; hướng dẫn việc lắp đặt các thiết bị trong phần sở hữu riêng của chủ sở hữu.
  • Thu kinh phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo thỏa thuận với các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; thu, chi trả thù lao cho các thành viên ban quản trị nhà chung cư theo quyết định của hội nghị nhà chung cư.
  • Định kỳ 06 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền phải báo cáo công khai về công tác quản lý vận hành nhà chung cư với ban quản trị nhà chung cư; báo cáo tình hình quản lý vận hành tại hội nghị nhà chung cư; lấy ý kiến góp ý của người sử dụng về việc cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.
  • Phối hợp với ban quản trị nhà chung cư để giải quyết các vấn đề khác có liên quan trong quá trình quản lý vận hành nhà chung cư.
  • Chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Ở chung cư cần đóng những khoản phí quản lý nào?

Thông thường ở chung cư bạn sẽ phải đóng 2 khoản phí chính đó là phí quản lý theo tháng và phí bảo trì.

phí quản lý chung cư

Phí quản lý theo tháng: Là loại phí được đóng trực tiếp cho ban quản lý, ban quản lý thu khoản phí này để trang trải cho những dịch vụ hàng ngày mà cư dân sử dụng như dịch vụ vận hành bảo trì, dịch vụ bảo vệ, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ cảnh quan,…

Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được xác định bằng tiền Việt Nam đồng và tính trên mỗi mét vuông (m2) diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư (xác định theo diện tích thông thủy). Diện tích sử dụng theo quy định mỗi chung cư là bao nhiêu thì nhân với đơn giá/m2 sẽ ra được phí quản lý theo tháng.

Đọc thêm: Phí quản lý chung cư là gì? Cách tính phí quản lý căn hộ chung cư

Phí bảo trì: Phí bảo trì là 2% giá bán chưa bao gồm VAT (có ghi rõ trong hợp đồng mua bán ban đầu). Phí bảo trì được luật quy định rõ ràng, vì vậy chủ đầu tư sẽ tiến hành thu hộ khoản phí này sau đó bàn giao cho ban quản trị.

Khoản phí này dùng để chi trả phí bảo trì cho các hạng mục sử dụng chung của chung cư. Lưu ý khoản phí này không bảo trì cho các hạng mục riêng của từng căn hộ.

Kết luận

Hy vọng với các thông tin cụ thể và chi tiết mà Seenee mang lại, bạn có thể nắm được khái niệm ban quản lý chung cư là gì? Điều kiện thành lập, quyền và trách nhiệm của ban quản lý chung cư. Đồng thời nắm được rõ các chi phí và cách tính phí quản lý chung cư dễ dàng nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.