Quản lý vận hành chung cư tại Việt Nam hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm, bởi đây là nơi ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các cư dân sinh sống trong các toà nhà chung cư.
Vậy chi phí quản lý chung cư là gì? Các điều kiện quản lý vận hành sẽ như thế nào? Những tồn tại bất cập đang diễn ra xung quanh vấn đề này ra sao? Tất cả sẽ được Seenee tổng hợp và giải đáp phía bên dưới đây.
Phí quản lý chung cư là gì? Phí quản lý căn hộ là gì?
Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng hàng tháng hoặc theo định kì (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng), để đơn vị vận hành sử dụng nguồn tiền này để thực hiện điều hành các hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư.
Các khoản phí này được quy định chi tiết tại Điều 31 Thông tư số 02/2016/TT-BXD.
Nhiều người thắc mắc rằng “Tại sao đã mua một căn nhà rồi mà hằng tháng vẫn phải đóng tiền?” Theo quy định hiện hành của Nhà nước, phí quản lý tòa nhà chung cư là 1 loại phí sẽ không tính vào giá bán và cư dân có trách nhiệm phải đóng phí theo quy định của ban quản lý toà nhà.
Tuỳ vào độ cao cấp của dự án mà giá dịch vụ quản lý sẽ được tính trên m2 là hoàn toàn khác nhau. Điều này sẽ được các bên thoả thuận khi ký kết hợp đồng.
Đọc thêm: Top 10 chung cư thu nhập thấp tại TPHCM
Cách tính phí quản lý chung cư
Theo quy định về phí quản lý nhà chung cư tại Điều 31 Thông tư số 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng, công thức tính phí quản lý chung cư như sau: Phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư = Giá dịch vụ quản lý vận hành tính trên mỗi mét vuông (m2) x diện tích thông thủy sử dụng (m2).
Trong đó:
- Diện tích thông thuỷ là: (diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích ở) – (diện tích tường bao quanh + tường phân chia căn hộ + diện tích sàn có cột + hộp kĩ thuật).
- Thời gian thu phí dịch vụ quản lý vận hành chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư và đơn vị quản lý vận hành, trên cơ sở tuân theo quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu nhà chung cư có nghĩa vụ đóng toàn bộ kinh phí bảo trì và quản lý vận hành, cùng các lệ phí khác trong quá trình sử dụng nhà chung cư theo quy định cho ban quản trị chung cư hoặc đơn vị có quyền đại diện thu phí.
3 điều cần biết về phí quản lý vận hành chung cư
Phí quản lý chung cư tính theo diện tích nào?
Phí quản lý vận hành nhà chung cư được tính trên mỗi mét vuông (m2) diện tích căn hộ được sử dụng (xác định theo diện tích thông thủy).
Kinh phí quản lý chung cư bao gồm những gì?
Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng các loại kinh phí dưới đây:
- Kinh phí bảo trì.
- Kinh phí quản lý vận hành.
- Kinh phí hoạt động của ban quản trị nhà chung cư.
- Các khoản khác, lệ phí khác trong quá trình sử dụng nhà chung cư theo quy định của quy chế này và pháp luật có liên quan.
Quy định về phí quản lý chung cư tại Thông tư số 02/2016 của Bộ Xây Dựng (Ban hành quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư) nêu rõ: Việc quản lý sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ nội quy quản lý sử dụng của từng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở.
Do đó, cư dân phải chấp hành nội quy, quản lý sử dụng nhà chung cư, cũng như quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật có liên quan trong quá trình quản lý sử dụng nhà chung cư.
Xem thêm: Điều kiện bàn giao căn hộ chung cư
Vai trò của ban quản trị nhà chung cư
Thay mặt cho các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư để thực hiện các quyền liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật:
- Quản lý tạm trú và khách ra vào chung cư, các hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng nhà chung cư. Ban quản lý có trách nghiệm xử lý các hành vi vi phạm về quy định sử dụng nhà chung cư.
- Điều khiển, duy trì hoạt động, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thang máy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, dụng cụ chữa cháy, các thiết bị dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung của toà nhà.
- Cung cấp các dịch vụ bảo vệ, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, diệt côn trùng và các dịch vụ khác bảo đảm cho nhà chung cư hoạt động bình thường.
- Giải quyết những tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc quản lý sử dụng nhà chung cư. Nếu các tranh chấp quá lớn, không thể thương lượng hay hoà giải được thì cần yêu cầu toà án xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin như phí quản lý chung cư là gì? Cách tính phí quản lý vận hành chung cư, và cách vận hành chung cư như thế nào là hiệu quả nhất. Và Vai trò của ban quản trị nhà chung cư hiện nay.
Seenee hy vọng bạn có thể lựa chọn cho mình một căn chung cư có ban quản lý vận hành hiệu quả, làm việc chuyên nghiệp và minh bạch, giúp cho cuộc sống của cư dân trở nên thoải mái, tránh những bức xúc. Đặc biệt cần xem xét phí vận hành nhà chung cư có thật sự hợp lý hay chưa, sau đó mới đưa ra quyết định mua.