Câu hỏi có nên mua nhà trả góp hay không đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ có khả năng tài chính, vợ chồng mới cưới,…
Tuy nhiên, nên vay mua nhà trả góp như thế nào để hạn chế rủi ro, và chọn ngân hàng nào với lãi suất tốt để đảm bảo khả năng thanh toán? Tất cả sẽ được Seenee tổng hợp và giải đáp, cũng như chia sẻ kinh nghiệm mua nhà trả góp dưới đây. Hãy cùng theo dõi kĩ hơn dưới bài viết.
Có nên mua nhà trả góp trong 20 năm?
Các khoản vay mua nhà thường là các khoản vay không hề nhỏ, vì vậy các ngân hàng thường hỗ trợ khách hàng của họ vay trong thời gian dài, chủ yếu là trên 10, 20 năm hoặc thậm chí lên đến 25 năm để giảm bớt áp lực trả nợ cho khách hàng.
Tuy nhiên câu hỏi đưa ra là nên vay trong khoảng thời gian nào là hợp lý nhất? Với kinh nghiệm mua nhà trả góp, lời khuyên mà Seenee muốn đưa ra đó chính là bạn nên kéo dài thời hạn vay, lý tưởng nhất là trong khoảng 20 năm vì những lý do sau đây.
Tùy thuộc vào điều kiện tài chính mà khách hàng có thể chọn thời hạn vay, không nhất thiết là vay trong thời hạn tối đa. Nhưng khách hàng vẫn có thể trả nợ trước hạn nếu có đủ điều kiện để tiết kiệm được khoản tiền trả lãi ngân hàng.
Đọc thêm: Quy trình mua chung cư trả góp
Lợi ích của việc mua nhà trả góp 20 năm
Mua nhà trả góp 20 năm giúp giảm bớt áp lực tài chính: Đối với những người có thu nhập không quá cao thì đây là khoảng thời gian vô cùng lý tưởng để họ có thể chia nhỏ khoản vay và thanh toán chúng một cách dễ dàng, mà vẫn đảm bảo tốt cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Có thể thực hiện đồng thời nhiều kế hoạch khác nhau: Bạn vẫn có khả năng mua trả góp trong vòng 5-10 năm, nhưng số tiền trả ngân hàng mỗi tháng sẽ chiếm hết 60%-70% nguồn thu nhập của bạn. Thay vào đó có thể lựa chọn trả trong vòng 20 năm để có thể thực hiện nhiều việc hơn.
Hạn mức cho vay cao: Đối với gói trả góp 20 năm, hạn mức này có thể lên đến 95 – 100% giá trị tài sản đảm bảo. Khách hàng có thể dùng chính ngôi nhà dự định muốn mua làm tài sản thế chấp cho khoản vay.
Lợi ích từ việc thẩm định nhà đất của ngân hàng: Khi mua nhà trả góp và tài sản cầm cố ngân hàng chính là ngôi nhà đó, các ngân hàng sẽ giúp người mua xác định chính xác giá trị pháp lý của căn hộ. Từ đó sẽ tránh được các trường hợp rủi ro khi mua trúng những căn hộ không hợp lệ.
Nhanh chóng sở hữu nhà cho dù chưa đủ tài chính: Khi chỉ tích lũy được 30-50% giá trị gốc của căn nhà đó bạn vẫn có thể sở hữu chúng. Ngoài ra, thủ tục vay đơn giản, tiến độ giải ngân, phương thức trả nợ linh hoạt, nhận được nhiều ưu đãi lãi suất hơn từ phía ngân hàng…
Tham khảo: Có nên mua chung cư không?
Hạn chế của việc mua nhà trả góp là gì?
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời từ việc mua trả góp khách hàng có thể gặp một số hạn chế sau:
Mua nhà với mức giá cao hơn so vơi việc thanh toán trực tiếp: Mức lãi suất lý tưởng mà nhà đầu tư đem lại thường chỉ được áp dụng trong vòng 6-12 tháng đầu. Sau khoảng thời gian đó, lãi suất sẽ được tính theo lãi suất ngân hàng chung trên thị trường.
Chí phí phát sinh khác: Ngoài ra, khách hàng sẽ phải trả thêm các khoản chi phí phát sinh khác (nếu có) trong quá trình hoàn thiện thủ tục hồ sơ vay vốn trả góp.
Bị phạt nếu thanh toán chậm: Nêu do công việc quá bận rộn, quên không đóng tiền khách hàng sẽ bị gọi điện hối thúc tạo cảm giác khó chịu. Nếu trả chậm sẽ bị phạt tiền, không trả khách hàng sẽ bị đưa vào danh sách đen, gây khó khăn về việc vay vốn ngân hàng hay tổ chức tài chính khác.
Tốn thời gian giải quyết: Rất nhiều trường hợp, khách hàng làm mất các giấy tờ hay hóa đơn mua bán, thanh toán nợ, gây khó khăn, mất thời gian công sức khi giải quyết các thủ tục với bên mua hoặc ngân hàng.
Sau khi đã trả lời được câu hỏi về việc có nên mua nhà trả góp hay không? Việc tiếp theo khách hàng cần quan tâm đến đó chính là thủ tục vay ngân hàng như thế nào? Có phức tạp hay không?
Xem thêm: Có nên mua chung cư cũ không?
Quy trình, thủ tục vay ngân hàng mua nhà trả góp
Chuẩn bị một số hồ sơ quan trọng như:
1. Hồ sơ pháp lý
Bao gồm các giấy tờ cơ bản, thiết yếu trong mọi giao dịch dân sự. Khách hàng nên chuẩn bị trước những giấy tờ đơn giản này để rút ngắn thời gian vay vốn của mình.
- Như hồ sơ nhân thân: CMND/Hộ chiếu, hộ khẩu hoặc KT3, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân,…
- Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn: Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu sẵn của ngân hàng), hợp đồng mua bán nhà, chứng từ nộp tiền các lần đã thanh toán vốn tự có, giấy chứng nhận quyền sở hữu và hồ sơ pháp lý của nhà đất dự định mua.
- Hồ sơ nguồn thu nhập trả nợ: Nguồn thu nhập trả nợ như bảng lương, hợp đồng cho thuê tài sản (nếu có tài sản cho thuê) kèm với đó là giấy tờ pháp lý tài sản cho thuê, GPKD công ty (nếu khách hàng là doanh nghiệp),…
- Hồ sơ khác: Nếu bạn đang có khoản vay tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác thì cần chuẩn bị thêm những hồ sơ như hợp đồng tín dụng, sao kê tài khoản thanh toán,…
2. Chuẩn bị giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn
Bao gồm giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu có sẵn của ngân hàng), hợp đồng mua bán và đặt cọc, văn bản thoả thuận giữa hai bên, biên nhận tiền giữa bên mua và bên bán, giấy chứng nhận quyền sở hữu và hồ sơ pháp lý của căn nhà bạn dự định mua,…
3. Hồ sơ chứng minh tài sản đảm bảo
Có thể thế chấp bằng sổ hồng từ căn nhà bạn vừa mua (nếu có) hoặc có thể thế chấp bằng các tài sản khác và chuẩn bị những giấy tờ liên quan để chứng minh.
Tài sản không dính quy hoạch, không bị quy biên, không tranh chấp. Hồ sơ pháp lý rõ ràng, minh bạch, có dấu giáp lai của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền, giá trị tài sản phải đảm bảo đủ điều kiện để đảm bảo khoản vay,…
Do đó, khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn của ngân hàng. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, ngân hàng sẽ thẩm định tình trạng pháp lý và khả năng chi trả của khách hàng đồng thời định giá tài sản mang ra thế chấp.
Căn cứ vào số tiền đề nghị vay vốn trong vòng 20 năm và tài sản định giá để đưa ra mức vốn vay phù hợp cho khách hàng. Khi ký hợp đồng vay vốn và nhận nguồn tiền giải ngân từ phía ngân hàng. Giấy tờ liên quan đến tài sản mang ra thế chấp phía ngân hàng sẽ cất giữ trong suốt thời gian vay.
Kinh nghiệm mua nhà trả góp – 5 sai lầm dễ mắc phải
Với kinh nghiệm mua nhà trả góp mà Seenee đã tích luỹ được, dưới đây là một số sai lầm mà khách hàng dễ mắc phải khi mua nhà trả góp, hãy đọc và đừng để rơi vào tình trạng “ngập trong đống nợ” nhé.
Sai lầm 1: Trong quá trình vay vốn ngân hàng sẽ phát sinh rất nhiều rủi ro nếu như người mua không nắm chắc được quy trình vay, cũng như bỏ qua sự tư vấn của những người có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Xác định khoản vay mua nhà chưa hợp lý. Đối với những người vay mua nhà ngân hàng thường sẽ hỗ trợ vay từ khoảng 60-70% cho đến mức tối đa là 80% giá trị căn nhà mà khách hàng mua. Thậm chí có nhiều khách hàng có thêm tài sản đảm bảo, bđs khác thì có thể vay vốn lên đến 100%.
Tuy nhiên khách hàng không được nhầm lần giữa số tiền vay và số tiền có thể trả. Trước khi vay cần cân nhắc về thu nhập cá nhân, các khoản vay mong muốn và khả năng thanh toán của mình.
Sai lầm 2: Lựa chọn thời gian vay không phù hợp. Khi khách hàng vay tiền mua nhà trả góp thì thường có một tâm lý chung đó là trả nợ thật nhanh nên họ chọn gói vay ngắn hạn. Nhưng nếu thu nhập không ổn định sẽ dẫn tới tình trạng đảo lộn cuộc sống khi phải trả gốc và lãi quá nhiều.
Nếu thu nhập thấp thì nên chọn gói cho vay dài hạn, gói này sẽ giúp cho khách hàng cân đối được chi tiêu hàng tháng mà không bị khủng hoảng. Ngoài ra khi kí hợp đồng vay khách hàng cần quan tâm tới việc trả trước thời hạn có bị phạt hay không.
Sai lầm 3: Không nắm chắc thông tin gói lãi suất ưu đãi. Thông thường, các khoản vay mua nhà đều là những khoản vay dài, có thể lên đến 25 năm nên các ngân hàng sẽ tính lãi theo phương pháp dư nợ giảm dần. Ngân hàng sẽ áp dụng một mức lãi suất ưu đãi rất thấp trong năm đầu tiên cho khách hàng.
Nếu không đọc kĩ cũng như nắm vững về điểm này, thì bạn khó có thể cân đối khoản tài chính của gia đình và đảm bảo có đủ tiền trả nợ khi hết thời hạn được ưu đãi về lãi suất. Điều này sẽ dẫn đến áp lực khi trả nợ kéo dài.
Sai lầm 4: Không đọc kĩ hợp đồng vay vốn. Nhiều người vì nhanh chóng quá chỉ mải đặt bút kí mà không đọc rõ hợp đồng, điều này có nghĩa là bạn đã đồng ý với tất cả những điều khoản trong hợp đồng. Chính vì thế bạn không thể thắc mắc cũng như là khiếu nại về những vấn đề phát sinh cũng như là tranh chấp sau này.
Sai lầm 5: Không thực hiện cam kết ràng buộc với ngân hàng sẽ phải chịu phạt cũng như là chịu trách nghiệm dân sự trước pháp luật. Cam kết từ phía ngân hàng đưa ra nhưng người vay có thể đàm phán và đưa ra thay đổi phù hợp với điều kiện của bản thân.
Tham khảo: 8 kinh nghiệm mua chung cư hữu ích 2022
Kết luận
Seenee hy vọng rằng tất cả những thông tin bên trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn việc có nên mua nhà trả góp hay không. Cũng như những quy trình và thủ tục vay vốn trả góp, để từ đó không dễ dàng bị mắc sai lầm khi mua nhà.
Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề này, đừng ngần ngại chia sẻ quan điểm của bạn với Seenee phía dưới phần comment nhé.