Khi nhắc đến quy hoạch Thủ Thiêm, đã có rất nhiều những bài viết chia sẻ về tiềm năng và sự phát triển của KĐT. Tuy nhiên cũng có không ít những ý kiến trái chiều về những mối nguy hại khi thành phố quyết định quy hoạch về hướng Thủ Thiêm.

Trong series tìm hiểu về khu đô thị Thủ Thiêm, Seenee sẽ đồng bộ những thông tin bao quát nhất dành cho bạn. Nhưng trước tiên hãy cùng Seenee tìm hiểu về lịch sử, văn hoá hình thành của Thủ Thiêm, cũng như hạ tầng hiện hữu ở thời điểm hiện tại phía dưới bài viết nhé.

Thủ Thiêm ở quận mấy? Vị trí khu đô thị mới Thủ Thiêm

Khu đô thị Thủ Thiêm nằm trên bán đảo Thủ Thiêm (Quận 2 cũ) nay thuộc TP Thủ Đức. Nằm trong địa bàn các phường An Khánh, Thủ Thiêm và An Lợi Đông.

vị trí kdt thủ thiêm

Với vị trí chiến lược chỉ cách Quận 1 bởi sông Sài Gòn:

  • Phía Bắc giáp sông Sài Gòn hướng về Quận Bình Thạnh và một phần của phường An Khánh.
  • Phía Nam giáp sông Sài Gòn hướng về Quận 7.
  • Phía Đông giáp phường An Khánh.
  • Phía Tây giáp sông Sài Gòn hướng về Quận 1 và 4.

kdt thu thiem được ví như thành phố lớn trên thế giới

Là một dự án phát triển đô thị mới, Thủ Thiêm là một trong 3 bán đảo đẹp nhất của Tp. HCM ngoài bán đảo Thanh Đa và Vạn Phúc. Được ôm trọn bởi sông Sài có diện tích 657 ha và được xem như là phố Đông Thượng Hải hay như Manhattan (trái tim của New York Hoa Kì).

hệ thống kênh rạch được nạo vét nguyên vẹn

Đây vừa là trung tâm kinh tế mới của thành phố, vừa là khu đô thị sinh thái đâm chất Nam Bộ. Với hệ thống kênh rạch và ao hồ được nạo vét và giữ nguyên.

Lịch sử hình thành khu vực Thủ Thiêm

Khu đô thị Thủ Thiêm Quận 2 có vị trí đẹp và chiến lược như vậy, tuy nhiên cách đây nhiều thập kỉ luôn bị các nhà quy hoạch né tránh và chỉ được xem như là một vùng đất hoang sơ, ngập nước không đáng đầu tư.

xóm tàu ô
Trong kí ức của người dân Sài Gòn ngày trước, Thủ Thiêm là vùng đầm lầy với tên gọi là xóm Tàu Ô, đây là nơi cư ngụ của xóm hải tắc người Hoa  trốn nhà Thanh qua để cư ngụ.
đồn binh
Đến thế kỉ thứ 18 để quản lý việc đi lại giữa đôi bờ sông Sài Gòn từ các khu vực khác về trung tâm. Từ đó đồn binh Thủ Thiêm được ra đời, tên gọi Thủ Thiêm cũng ra đời từ đó và gắn liền với địa danh này từ đó đến nay.
Ban đầu nơi đây là một bãi bồi hoang sơ, nhiều đầm lầy và cây dại, dân cư sống thưa thớt. Sau này người dân tứ xứ kéo về đây ở tạo ra một cộng đồng cư dân đông đúc hơn, và cũng từ đó xuất hiện thêm nhiều miếu thờ, đình chùa và kèm theo là các khu chợ và bến đò.
Ban đầu nơi đây là một bãi bồi hoang sơ, nhiều đầm lầy và cây dại, dân cư sống thưa thớt. Sau này người dân tứ xứ kéo về đây ở tạo ra một cộng đồng cư dân đông đúc hơn, và cũng từ đó xuất hiện thêm nhiều miếu thờ, đình chùa và kèm theo là các khu chợ và bến đò.
công việc của người dân thủ thiêm
Trước khi giải toả và di dời đi, người dân Thủ Thiêm sống tập trung chính ngay tại nút giao Trần Não & Lương Định Của và dọc theo bờ sông Sài Gòn. Cư dân chủ yếu sinh sống bằng công việc đồng áng, một bộ phận khác thì làm nghề chèo đò qua sông để kiếm sống.

sự đối lập thủ thiêm xưa và quận 1

Từ đó chia cách thành phố thành 2 hình ảnh trái ngược, phía bên kia bờ sông là Quận 1 sầm uất và vô cùng tấp nập, còn phía bên đây bờ sông là vùng đất Thủ Thiêm hoang sơ và yên bình.

Cho đến khi bắt đầu xây dựng KĐT Thủ Thiêm, thành phố đã quyết định giải toả trắng gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm. Tổng 14.600 hộ dân với hơn 60.000 nhân khẩu đã di dời để nhường chỗ cho siêu dự án này.

thủ thiêm nay

Với mức huy động vốn gần 30.000 tỷ tương đương với 1.5 tỷ USD để chi trả bồi thường và tái định cư. Thủ Thiêm được cắt xẻ, phân lô với hàng loạt những công trình dự án với mức giá đắt nhất nhì cả nước hiện nay. Điều nay khiến nhiều hộ dân bị thu hồi đất sai quy hoạch với số tiền đền bù  không thoả đáng đã dẫn tới những rắc rối, kiện tụng kéo dài.

khu tái định cư bình khánh
Khu tái định cư Bình Khánh

Mặc dù đã được quy hoạch khu tái định cư Bình Khánh, từ khi hoàn thành đến nay đã được hơn 10 năm nhưng hàng ngàn căn hộ ở đây vẫn không có bóng người ở. Đối với 3.790 căn hộ tái định cư thuộc chương trình 12.500 căn hộ thuộc chương trình phục vụ tái định cư KĐT mới Thủ Thiêm hoàn thành nhưng không có nhu cầu sử dụng.

vào thời điểm Covid 19 nơi đây được sử dụng làm khu cách ly
Vào thời điểm Covid 19 nơi đây được sử dụng làm khu cách ly.

Chính vì lý do đó mà thành phố đã xin ý kiến của Thủ tướng chuyển từ phục vụ tái định cư sang nhà ở thương mại đã được chấp thuận. Tuy nhiên sau 3 lần thành phố đấu giá thì đến nay vẫn chưa có người mua. Hiện nơi đây vẫn vắng bóng người.

thủ thiêm là nơi giải trí hiện nay

Đến thời điểm hiện tại, người ta chỉ nhớ rằng Thủ Thiêm là khu sang chảnh và nhộn nhịp ở phía Đông thành phố, nơi có khí hậu tháng đãng mát mẻ hơn trong trung tâm. Bởi đặc thù là một bán đảo ôm bởi sông SG, Thủ Thiêm nay trở thành nơi hấp dẫn các bạn trẻ lui tới trên hầm Thủ Thiêm để vui chơi, thả diều và ngắm nhìn thành phố vào buổi chiều tà.

Hạ tầng hiện hữu của khu đô thị Thủ Thiêm

Thủ Thiêm để có được sự nhộn nhịp như ngày hôm nay, phần lớn nhờ vào hạ tầng giao thông kết nối được nhà nước chú trong phát triển. Nếu không cho đến hiện tại Thủ Thiêm vẫn chỉ là một bán đảo không nhiều người biết đến.

tttc thủ thiêm

Thủ Thiêm từ một khu đất hoang trở thành một vị trí trung tâm mới của thành phố khi được quy hoạch với các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại và dịch vụ cao cấp của thành phố.

khu vực kinh tế sôi nổi

Thủ Thiêm được kì vọng sẽ là một trong những khu vực có hoạt động kinh tế và giải trí sôi động của Đông Nam Á. Cho nên các công trình giao thông của Thủ Thiêm cũng được chú trọng đầu tư trong nhiều năm qua, cơ bản hạ tầng đã hình thành xong 80% và hiện đang kết nối với khu vực khác bởi 3 cây  và 1 đường hầm. Sau này sẽ là 5 cầu và 1 hầm.

cầu thủ thiêm 1

Cụ thể phía Bắc của bán đảo có cầu Thủ Thiêm 1 và Xa lộ Hà Nội. Cầu được hoạt động vào năm 2007, sau khi đưa vào hoạt động cây cầu đã trở thành tuyến đường chính nối liền Quận Bình Thạnh và khu đô thị Thủ Thiêm.

cầu thủ thiêm 2

Cách đó 500m là cầu Thủ Thiêm 2 kết nối với trung tâm Quận 1 mới đây cũng đã đưa vào vận hành, nối liền đại lộ vòng cung R1 thuộc khu đô thị Thủ Thiêm với trục đường Tôn Đức Thắng Quận 1.

mai chí thọ và đồng văn cống

Phía Đông còn có các tuyến đường quan trọng là đại lộ Mai Chí Thọ và Đồng Văn Cống, giúp kết nối Thủ Thiêm với đường Võ Chí Công và cảng Cát Lái.

Mai Chí Thọ là tuyến đường huyết mạch của Quận 2, chia đôi bán đảo Thủ Thiêm và là trục giao thông xuyên suốt kết nối nhiều địa điểm trên địa bàn lại với nhau. Nhờ vậy mà việc di chuyển của các phương tiện giao thông từ đây đến các khu vực lân cận trở nên dễ dàng hơn.

hầm thủ thiêm

Đặc biệt hầm Thủ Thiêm hay còn gọi là hầm vượt sông Sài Gòn cũng được đưa vào sử dụng vào tháng 11/2011. Bắt đầu vào khu đô thị Thủ Thiêm đi xuyên qua sông Sài Gòn về phía cầu calmette.

nguyễn cơ thạch

Bên trong nội khu của bán đảo cũng có 5 tuyến đường quan trọng để kết nối thuận tiện giữa các phân khu với nhau. Trục đường Nguyễn Cơ Thạch hay còn gọi là trục đường Bắc Nam, đây là trục đường chính xuyên tâm có tổng độ dài 2.5 km, lộ giới gần 45 m, điểm đầu giao với cầu Thủ Thiêm 1 cắt ngang qua đường Mai Chí Thọ, và điểm cuối là cầu Thủ Thiêm 4.

dường vòng cung R1

Đại lộ vòng cung R1 là tuyến đường trung tâm đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ sử dụng đất. Dọc hai bên đường là khu kinh doanh và nhà ở phức hợp. Với chức năng rất quan trọng tuyến đường này được xây dựng theo hướng thành tuyến đô thị sầm uất, đảm nhận các hoạt động giao thông chính cũng như các sự kiện văn hoá lễ hội của KĐT.

đường ven hồ trung tâm r2

Đường ven hồ trung tâm R2: Là tuyến đường đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển du lịch và sinh thái học. Dọc bên đường là các trung tâm buôn bán nhộn nhịp và phức hợp. Mặt khác ở phía bên kia hồ là khu vui chơi giải trí.

đường r3

Đường ven sông Sài Gòn R3: Là tuyến đường bao quanh phía Tây của bán đảo, trong khi bên ngoài giáp sông Sài Gòn thuận tiện cho giao thông đường thuỷ thì bên trong được bao quanh bởi khu vực thương mại sầm uất.

đường r4

Đường châu thổ R4: Là tuyến đường nối tiếp từ đại lộ vòng cung và nằm ở vùng ngập nước phía Tây Nam của bán đảo.

chi phí xây đường

Đây là 4 con đường nổi tiếng với con số 1.000 tỷ/km do chủ đầu tư Đại Quang Minh thực hiện xây dựng bằng hợp đồng BT. 4 con đường có tổng chiều dài 11.9 km với tổng mức vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng đã từng gần xôn xao dư luận 1 thời.

thủ thiêm dễ bị triều cường xâm lấn

Ngoài ra một nguyên nhân khiến các nhà quy hoạch thời kì trước không chọn Thủ Thiêm vì coi đây là một vùng dự trữ sinh quyển của cả thành phố. Các nhà quy hoạch đô thị thời Pháp tránh phát triển đô thị Sài Gòn về hướng Nam và Đông Nam (khu vực có khu đô thị Thủ Thiêm). Vì đánh giá Thủ Thiêm là vùng trũng, sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi triều cường.

thủ thiêm hiện nay vẫn phát triển

Tuy nhiên hiện nay sở quy hoạch kiến trúc cho rằng các nhà quy hoạch và thiết kế dự án đã nghiên cứu và hiểu rõ được sông nước, văn hoá đặc trưng của Nam Bộ, sẽ khai thác tối đa lợi thế của kênh rạch và đánh giá được việc quản lý tốt. Cho nên sau này sẽ tránh được những vấn đề trên cho Thủ Thiêm.

bản đồ ngập lụt tp

Bằng chứng chính là khu đô thị Thủ Thiêm đang quy hoạch một phân khu riêng về sinh thái ngập nước đó là phân khu số 8 (Seenee sẽ chia sẻ kĩ hơn ở phần sau). Theo bản đồ ngập nước của Tp. HCM mới nhất thì khu vực Thủ Thiêm chỉ có Lương Định Của và đoạn ngã 4 Trần Não là thuộc vùng bản đồ này.

Kết luận

Vừa rồi là nội dung của phần 1 trong series Thủ Thiêm khi Seenee đã có chuyến trải nghiệm thực tế tìm hiểu về văn hoá và lịch sử hình thành của khu đô thị Thủ Thiêm.

Bạn đánh giá như thế nào về những thông tin trên mà Seenee cung cấp. Hãy chia sẻ những quan điểm cá nhân của bạn với đội ngũ Seenee bằng cách comment phía bên dưới nhé.

Đọc tiếp:

Quy hoạch Thủ Thiêm phần 2 – Hạ tầng tương lai

Quy hoạch Thủ Thiêm phần 3 – Các dự án BĐS và phong thủy khu vực

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.